Những phương pháp dạy con hay nhất bố mẹ cần biết

Thứ hai - 01/11/2021 00:03
Để nuôi dạy con thành công, việc vận dụng phương pháp dạy con học hiệu quả là vô cùng cần thiết. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có cách tiếp thu kiến thức giống nhau, việc tìm ra phương pháp dạy con học hiệu quả là một vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều bậc phụ huynh.
Những phương pháp dạy con hay nhất bố mẹ cần biết

Để nuôi dạy con thành công, việc vận dụng phương pháp dạy con học hiệu quả là vô cùng cần thiết. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có cách tiếp thu kiến thức giống nhau, việc tìm ra phương pháp dạy con học hiệu quả là một vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều bậc phụ huynh.

Phương pháp dạy con là vấn đề bố mẹ phải đối mặt khi con trẻ dần dần hình thành ý thức tiếp thu. Để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người, cha mẹ nên học hỏi, tham khảo phương pháp của các nền giáo dục nổi tiếng thế giới để rút ra các kinh nghiệm giáo dục phù hợp với trẻ.
Dưới đây là các phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách phù hợp với tâm lý trẻ, các bạn cùng tham khảo để nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé!

1. Phương pháp dạy con Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori do tiến sĩ người Ý Maria Montessori – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, sáng lập.

Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt…

Phương pháp dạy con Montessori hướng đến một môi trường thân thiện và cởi mở giữa người dạy và học. Đây là phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giáo cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên, bố mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn.

Thay vì áp đặt con theo cách của mình, ba mẹ và thầy cô nên làm bạn, đồng hành cùng con, làm bạn với con. Trước khi phán xét việc trẻ làm đúng hay sai, chúng ta nên dạy con bằng cách làm mẫu. Đồng thời quan sát và đưa ra những gợi ý để bé tự phát triển khả năng của mình.

Đặc điểm nổi trội của phương pháp dạy con Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ.

Montessori giúp trẻ trở nên hoạt bát, có thể tự chăm sóc bản thân và mọi người sớm. Thông qua môi trường này, bé tăng khả năng nhớ và tiếp thu kiến thức, giúp trẻ luôn muốn tìm tòi, học hỏi điều mới.

2. Phương pháp dạy con theo người Do Thái

Thế giới đã công nhận rằng: “Người Do Thái có trí tuệ rất thông minh và sáng suốt”. Và điều này xuất phát phần lớn từ sự giáo dục từ nhỏ. Cách giáo dục con của người Do Thái đã góp 40% vào tỷ lệ người đoạt giải Nobel.

Người mẹ Việt yêu con theo cách bảo bọc. Còn những người mẹ Do Thái lại dành cho con sự khích lệ và nỗ lực. Đối với người mẹ Do thái, 3 không trong việc nuôi con đó là: không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời, không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

Hơn nữa, người Do Thái còn đặt ra cho mình một chỉ số AQ- chỉ số vượt khó. 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Các bậc phụ huynh quan tâm và cố gắng rèn luyện chỉ số này cho con, kể cả các gia đình quý tộc ở Israel.

Một điểm khác trong phương pháp dạy con là người Do Thái thúc đẩy trẻ giúp đỡ việc nhà. Đối với họ, đây là một kỹ năng sinh tồn cần thiết. Từ lúc con 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.

Quan điểm này được củng cố theo 1 nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel. Tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà. Thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.

Phương pháp giáo dục con của người Do Thái là một trong những sách nuôi dạy con mẹ cần đọc. Cuốn sách chia sẻ bí quyết trở thành thiên tài của người Do Thái. Trí tuệ phi thường của họ không tự nhiên mà có. Đó là nhờ một nền tảng giáo dục vững chắc từ cha mẹ từ nhỏ.

phuong phap day con

3. Phương pháp dạy con theo người Nhật

Bắt đầu từ giai đoạn mẫu giáo và đi học, trẻ em ở Nhật Bản đã được dạy cách đối nhân xử thế, cùng các chuẩn mực đạo đức và văn hóa. Cách dạy con của người Nhật chú trọng vào nuôi dạy phẩm chất đạo đức cho trẻ trước tiên.

Tại Nhật Bản, shitsuke – kỷ luật rất được cộng đồng tôn trọng. Bố mẹ Nhật dạy con tính kỷ luật từ rất sớm. Đây cũng là điểm tương đồng trong cách nuôi dạy trẻ của người Do Thái.

Tạo thói quen thỏa hiệp khi trẻ khóc sẽ khiến bé quen và ỷ lại. Bé sẽ có xu hướng quấy khóc khi muốn đòi hỏi việc gì đó.

Các hoạt động dã ngoại với bạn bè, gia đình cũng được chú trọng. Ngay từ khi trẻ lên 2 lên 3, cha mẹ đã cho trẻ tập đi bộ đều đặn. Chia nhỏ thành những bài tập cho trẻ đi bộ 10 mét, 20 mét.

Một điểm để phát triển trí não ở trẻ là không can thiệp khi trẻ đang tập trung làm gì đó. Lúc này, hãy để bé trôi theo dòng chảy tư duy của việc mà bé đang làm. Điều này được nghiên cứu là rất có lợi cho quá trình tư duy, phát triển não bộ bé.

Nếu các bé có mâu thuẫn hay xích mích, bố mẹ không nên thiên vị và phán xét đúng sai. Thay vào đó sẽ tìm cách khuyên nhủ, giúp đỡ cho các bé làm hòa với nhau.

4. Phương pháp dạy con của người Mỹ

Tôn trọng tối đa, nhưng đồng thời cũng hết sức kỷ luật. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được dạy phải tuân thủ những quy tắc ứng cơ bản như: Tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng. Lúc con bắt đầu biết cầm, nắm để ăn, bố và mẹ hướng dẫn con mình cách tự xúc ăn.

Đứa bé có thể còn ngượng nghịu, lóng ngóng thậm chí cáu kỉnh và bỏ cuộc. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải kiên trì, hết lần này tới lần khác, vừa hướng dẫn vừa khích lệ, thậm chí biến bữa ăn thành “trò chơi”, để con có thể tập cho đến khi biết tự ăn thành thạo.

Người Mỹ giúp con độc lập, dũng cảm bằng cách cho bé ngủ một mình, ngã phải tự đứng lên, muốn làm gì phải dựa vào chính mình. Trẻ được tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo: Có thể tự làm đồ chơi, khi hư thì tự sửa.

Trẻ em có quyền tự do sắp xếp thời gian và quyết định thời gian. Cha mẹ tôn trọng, yêu thương nhưng không chiều con. Trước khi quyết định điều gì, họ hỏi ý kiến con. Trẻ em được học tự giác xếp hàng từ nhỏ, không ồn ào nơi công cộng.

Các bậc cha mẹ ở Mỹ không chỉ là người thầy tốt nhất của con mà còn là người bạn với con suốt cuộc đời. Họ yêu thương con nhưng cũng để cho con tự lập làm việc.

Họ có thể khóc khi con mình đạt được những thành tích trong học tập, trong trò chơi hay trong công việc nhưng cũng rất kiên quyết để con tự làm mọi việc. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc.

5. Phương pháp giáo dục Waldorf

Phương pháp dạy con này định hướng nuôi dạy trẻ trở thành người tự tin, cho chúng cơ hội được làm điều mình muốn và khám phá bản thân. Các ngôi trường áp dụng chương trình này không phân cấp và bắt trẻ làm bài kiểm tra, tuy nhiên trẻ vẫn cần vượt qua một số kỳ thi cơ bản.

Đặc điểm của chương trình giáo dục Waldorf:

  • Không có cuốn sách nào có thể dạy phụ huynh giao tiếp với trẻ em. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, vì vậy bạn cần đối xử với mỗi đứa trẻ theo một cách khác nhau.
  • Những câu chuyện truyền cảm hứng có thể dạy trẻ tốt hơn các chương sách nhàm chán.
  • Trẻ em nên dành nhiều thời gian ở ngoài trời, học cách quan sát, ngắm nhìn cái đẹp và sống hòa hợp với thế giới.
  • Đồ chơi đơn giản, như khối gỗ, phát triển trí tưởng tượng tốt hơn.
  • Các nghi thức đơn giản hàng ngày giúp trẻ cảm thấy an toàn và dạy chúng biết tổ chức. Đó là lý do tại sao mỗi ngày nên bắt đầu bằng cách lặp lại những bài thơ.

6. Phương pháp tiếp cận Reggio

Đây là phương pháp do nhà tâm lý học người Ý – Loris Malaguzzi đề xuất. Ông cho rằng, mỗi đứa trẻ có thể nói được hàng trăm ngôn ngữ, chúng diễn giải sự hiểu biết về thế giới theo vô vàn cách sáng tạo.

Thay vì gò bó con theo ngôn ngữ của mình, cha mẹ nên tôn trọng và lắng nghe con. Quan điểm chính của phương pháp dạy con Malaguzzi:

  • Không có câu trả lời sai, chỉ có những quan điểm khác nhau. Đừng nói với trẻ rằng chúng sai về một điều gì đó. Hãy hỏi tại sao chúng nghĩ theo cách đó và nói với chúng về một cách suy nghĩ khác.
  • Trước khi giải thích điều gì đó, hãy hỏi ý kiến trẻ nếu chúng đã biết về điều này. Nếu bạn nói với con cái những điều chúng đã biết, chúng sẽ mất hứng thú lắng nghe.
  • Đặt thêm câu hỏi, yêu cầu câu trả lời chi tiết. Bằng cách này, trẻ sẽ học cách tư duy và thể hiện suy nghĩ của mình.
  • Hãy để trẻ tự đưa ra lựa chọn thường xuyên hơn. Ví dụ: Mặc quần áo màu sắc gì ra đường?

7. Hình phạt và đòn roi không phải là cách dạy con tốt nhất

Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.

Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.

Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hormone có tên là adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.

Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.

Tác giả: Hồ Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Canh bún ( cua đồng, cà chua, rau muống)
Sữa Smart

Bữa trưa:

Canh cải xanh nấu thịt
Trứng bác

Bữa xế:

chuối cau

Bữa chiều:

nui thịt tôm bông cải (cà rốt)

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,137
  • Tháng hiện tại16,858
  • Tổng lượt truy cập2,817,275
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây