"Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi", tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.
"Điểm chung kết nối mọi người với nhau là muốn cảm thấy có giá trị", tiến sĩ Shrand giải thích. Với hầu hết mọi người, cảm giác được ai đó trân trọng là cách chúng ta đo lòng tự trọng và quyết tâm. Khi bị quát mắng, chúng ta nhìn thấy bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình.
"Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất làm cho ai đó thấy không có giá trị", Shrand cho hay.
Đồng ý với quan điểm trên, tiến sĩ Markham phân tích: "Khi giận dữ và bắt đầu la mắng, chúng ta đang xem bản thân như một cái búa và mọi người xung quanh giống như cái đinh". Trong trường hợp này, trẻ bị xem như kẻ thù và không giống người mà chúng yêu quý.
Nhằm tránh cho con gặp các vấn đề về thể chất và tinh thần vì hứng chịu quát mắng, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:
1. Thiết lập các quy tắc rõ ràng
Bố mẹ sẽ ít phải quát mắng nếu như đã thiết lập quy tắc gia đình rõ ràng về đạo đức, cách ứng xử... cho con. Hãy in một văn bản quy tắc và dán lên những nơi nổi bật trong nhà như tủ lạnh, bàn ăn. Mỗi khi con mắc lỗi, bố mẹ không cần cằn nhằn, nói nhiều mà cứ theo quy tắc đã đề ra để xử phạt.
Đừng quát mắng, hay chì chiết con vì những điều đó chỉ khiến chúng ức chế và không sửa đổi hành vi xấu. Và nhiều trường hợp, bố mẹ càng quát mắng, con lại càng bất chấp.
2. Cho con phương án lựa chọn
Thay vì cấm con hoàn toàn không được làm một việc gì đó, bố mẹ hãy cho con các phương án lựa chọn thay thế. Như vậy, bé sẽ chuyển hướng sự chú ý và học cách lựa chọn phù hợp. Trong các phương án đưa ra cũng có những phương án mà bố mẹ mong muốn con hướng tới. Nhờ thế trẻ cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng chấp nhận hơn.
3. Sử dụng "Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…"
Bố mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Bố mẹ có thể dùng cách nói "Khi con…mẹ cảm thấy…bởi vì".
Ví dụ như: "Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc". "Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ"…
Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.
4. Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi
Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm "nói một là một" của bố mẹ.
Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi. Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.
Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không tuân thủ.
Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.
5. Khen thưởng nếu con làm tốt
Bên cạnh các hình phạt, bố mẹ cũng cần đưa ra lời khen, phần quà nếu con cư xử tốt và tuân thủ quy tắc. "Bố mẹ rất vui vì con đã làm việc nhà và đánh giá cao điều này", một lời khen sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân và có thêm động lực cư xử đúng đắn.
Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để động viên trẻ nỗ lực cư xử tốt và có thể tạo ra hệ thống khen thưởng con. Chẳng hạn mỗi lần con làm tốt việc gì đó thì sẽ được một sao thưởng, khi đủ năm sao thì sẽ được tặng một món quà.
Quát mắng chưa chắc đã khiến con sửa đổi hành vi nhưng khen thưởng thì luôn giúp ích nhanh chóng.
6. Xem xét lại những lý do quát mắng con
Nếu bố mẹ hay quát mắng con, hãy xem xét vì sao mình làm thế. Nhiều khi con chỉ phạm lỗi nhỏ nhưng bố mẹ cũng quát mắng chỉ bởi bản thân đang gặp stress và muốn giải tỏa cảm xúc.
"Khi đó bạn hãy kích hoạt vùng vỏ não trước trán và ngắt những cảm xúc theo đường xoắn ốc. Hãy đưa bộ não của bạn từ chế độ cảm nhận tới chế độ suy nghĩ", tiến sĩ Shrand, nhà tâm lý học lâm sàng khuyên.
Để kiềm chế, các chuyên gia gợi ý bạn có thể hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, đặt hai bàn tay dưới vòi nước máy, thậm chí gượng cười cũng có thể gửi một thông điệp tới não của bạn rằng tình huống này không phải là trường hợp khẩn cấp.
Tác giả: Ban biên tập
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Ngày ban hành : 01/03/2024