Chắc ba mẹ đã quá quen thuộc với ca khúc Con heo đất dành cho các bạn nhỏ nhằm giáo dục thói quen tiết kiệm tiền cho trẻ. Bên cạnh việc mua cho bé một con heo đất để bé bỏ tiền tiết kiệm vào, ba mẹ cũng có thể cho bé cơ hội để thử quản lí tài chínhcủa gia đình cũng là cách hữu hiệu để giúp bé tập thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ. Giờ thì hãy tham khảo 6 bước dạy trẻ cách tiết kiệm tiền nhé!
Chắc ba mẹ đã quá quen thuộc với ca khúc Con heo đất dành cho các bạn nhỏ nhằm giáo dục thói quen tiết kiệm tiền cho trẻ. Bên cạnh việc mua cho bé một con heo đất để bé bỏ tiền tiết kiệm vào, ba mẹ cũng có thể cho bé cơ hội để thửquản lí tài chínhcủa gia đình cũng là cách hữu hiệu để giúp bé tập thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ. Giờ thì hãy tham khảo 6 bước dạy trẻ cách tiết kiệm tiền nhé! 1.Con heo đất: Từ xưa đến nay, con heo đất đã trở thành biểu tượng của việc tiết kiệm tiền. Với ba mẹ, con heo đất dường như không còn hữu dụng vì khoản tích cóp của chúng không đủ để lo việc chi tiêu của cả gia đình. Ba mẹ sẽ tìm tới két sắt hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng. Vậy tại sao ba mẹ không tập cho bé tiết kiệm tiền bắt đầu bằng một con heo đất? Vì các khoản tích cóp của bé rất nhỏ và nó phù hợp với con heo đất. Số tiền bé tích cóp được sẽ dùng để mua đồ chơi, dụng cụ học tập hay bất cứ thứ đồ gì dùng cho riêng bé. 2.Chuẩn bị cho con những kiến thức tài chính cơ bản: Tiết kiệm là bước đầu tiên nhưng làm thế nào để tiền đẻ ra tiền đó mới là mấu chốt quan trọng của tài chính. Sau khi bé đã có thói quen tiết kiệm với con heo đất, hãy dạy cho con những kiến thức cơ bản như gửi ngân hàng, gửi tiết kiệm, cho vay, lãi kép cũng như các thuật ngữ liên quan khác. Sự hiểu biết về tài chính sẽ giúp trẻ sẽ tăng cường khả năng đánh giá của chúng về các cơ chế để duy trì và phát triển đồng tiền. Đứa trẻ sau đó có thể nhìn vào tiết kiệm như là bước đầu tiên và cơ bản để có thể độc lập tài chính và thực hiện nó một cách thuận lợi hơn. 3.Khích lệ và khen thưởng khi trẻ biết tiết kiệm:
Trẻ học cách tiết kiệm tiền và quản lí tài chính Ai làm tốt cũng cần có sự khích lệ, động viên, khen thưởng. Trẻ em lại càng cần điều đó hơn bất cứ ai. Vì thế, khi trẻ có ý thức tiết kiệm dù là nhỏ nhất cũng hãy khen thưởng để trẻ cảm thấy việc mình làm là vô cùng xứng đáng và từ đó ý thức sẽ in sâu vào tâm thức của trẻ cho đến khi lớn lên. 4.Khuyến khích trẻ ứng dụng vào một công việc thực tế: Lý thuyết nắm vững rồi thì ba mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hành để không quên những gì bé đã học nhé. Không cần là việc quá lớn lao, chỉ cần những việc nhỏ nhặt lúc bé rảnh rỗi như nhổ cỏ, nhỏ tóc bạc cho ông bà, làm sạch xe, dọn phòng ngủ hoặc những công việc lặt vặt khác. Nó không chỉ giúp đánh giá cao những nỗ lực thực sự của con bạn mà còn dạy cho chúng biết khiêm tốn và tôn trọng lao động từ những đồng tiền ít ỏi kiếm được. 5.Hãy chia sẻ về tài chính của bạn với trẻ: Hãy kể về quá trình tiết kiệm tài chính của ba mẹ để làm một minh chứng sống động cho con. Bạn hãy nói về cách mà bạn đã tiết kiệm, quản lí tài chính như thế nào để có được những thành công và quản lí chi tiêu gia đình một cách khoa học. 6.Trao trách nhiệm thực sự cho trẻ: Bạn hãy trao cho trẻ trách nhiệm quản lý ngân sách gia đình trong một tuần. Con bạn sẽ được tự mình làm chủ, tận hưởng cảm cảm giác của một nhà lãnh đạo. Chúng sẽ thấy được sự vận hành của bánh xe đồng tiền trong gia đình. Đó như là một phần thưởng để con bạn có thể tiến xa hơn bằng kỹ năng trong toán học. Dạy bé cách tiết kiệm tiền cũng là một trong những cách dạy con thông minh mà ba mẹ nên áp dụng thường xuyên.