Dũng cảm nhận lỗi
"Cảm ơn", "Xin lỗi" là bài học con luôn được học trong trường, được nhắc nhở hàng ngày. Nhưng để dũng cảm nói ra những lời này trong thực tế lại là điều quan trọng hơn cả.
Anh Huy Quang (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, "Mỗi cuối tuần tôi và cậu con trai 5 tuổi thường ra bãi cỏ gần nhà chơi đá bóng. Một vài gia đình cũng cho con chơi ở đó. Đôi lần lỡ chân đá bóng trúng họ, tôi lập tức chạy đến xin lỗi và nhặt bóng về.
Đến khi con trai tôi sút bóng về phía mọi người, cháu cũng nhanh chân chạy đến xin lỗi mọi người. Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui vì tôi không phải giảng giải nhiều cho con nhưng con lại học được "lời xin lỗi" từ cách cư xử của bố".
Đoàn kết cùng "đồng đội"
Trẻ con luôn thích vui chơi nên bố hãy cùng con chơi một số môn thể thao đồng thời nhắn nhủ, bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hợp tác cho trẻ.
"Tâm đắc" với điều này, anh Đức Trung (Hà Nội) nhớ lại, "Hồi còn nhỏ hội chúng tôi hay đá bóng, đá cầu lên nóc nhà. Lúc đó phải vài ba đứa công kênh nhau mới lấy được. Lấy rồi đứa nào cũng hò reo "Đoàn kết là sức mạnh". Đúng là vui chơi làm trẻ đoàn kết hơn hẳn".
Đến giờ anh Đức Trung vẫn áp dụng điều này để dạy lại con trai và con gái. Anh thường cho 2 con cùng một đội để đá bóng, đánh cầu lông... "Quả thực khi ý thức là một đội, hai đứa bớt cãi cọ. Nhiều khi chúng còn thì thầm bàn "chiến thuật" để chơi thắng "đội của bố", anh Trung cho hay.
Quyết tâm theo đuổi ước mơ
"Con trai tôi ngay từ khi còn nhỏ đã rất thích xem các cầu thủ tâng bóng. Sinh nhật con tôi đã tặng cho cháu 1 quả bóng để 2 ba con cùng tập tâng bóng với nhau. Ban đầu tâng quả nào là rớt quả đấy nhưng mỗi khi rảnh là 2 ba con lại lôi bóng ra tập, những hôm trời mưa hay tôi đi công tác thì con tự tập trong nhà, quyết tâm không bỏ sót bữa tập nào. Dần dà, tôi thấy con tiến bộ hẳn, từ không tâng được quả nào, giờ con đã có thể tâng bóng linh hoạt bằng mu bàn chân và cả bằng đùi luôn.
Nhìn ánh mắt hạnh phúc của con khi tâng được bóng, tôi cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn gấp bội", anh Duy Phúc (Q.3, TP.HCM) chia sẻ.
Tôn trọng luật chơi
Là người thích chơi thể thao nên anh Phan Thắng (Quảng Ninh) cũng thường dạy con theo "tinh thần thể thao".
"Điều đầu tiên tôi luôn dạy con là tôn trọng cả đồng đội đối thủ trên sân cỏ, trên hết là tôn trọng những quy định, điều luật của môn thể thao mình đang chơi. Tôi mừng vì từ lúc đi tập với đội nhóm đến giờ, cháu chưa tự ý bỏ ngang buổi tập nào khi huấn luyện viên chưa cho phép", anh Thắng nói.
Khiêm tốn khi thành công
Cha mẹ thường khích lệ con khi con đạt thành tích làm tăng sự tự tin cho trẻ. Tuy nhiên, khích lệ sao cho con không trở thành tự cao lại là điều trăn trở của nhiều ông bố bà mẹ.
"Mình luôn nghĩ chơi thể thao là cách năng động và hiệu quả nhất trong giáo dục trẻ. Nếu con chơi kém hơn các bạn, mình sẽ động viên để con nhìn nhận được những mặt mạnh của bản thân. Còn nếu con chơi tốt hơn, mình cũng sẽ chỉ cho con thấy bạn của con có nhiều mặt mạnh khác. Như bạn của con có thể không ghi bàn tốt như con nhưng cậu ấy lại bắt bóng khá tốt", anh Phan Thắng cho hay.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Ngày ban hành : 01/03/2024