Những bài học thực tế trong cuộc sống dưới đây sẽ dạy con những kiến thức căn bản nhất về bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là cụm từ chỉ chung trong việc bảo vệ tôn tạo những gì mà trái đất mang lại cho con người. Nhưng nó khá xa vời so với thực tế, hãy để con hiểu rằng bảo vệ môi trường không chỉ là việc của các tổng thống, tổ chức toàn cầu mà là việc làm ngay từ hôm nay của mỗi con người.
1.Sử dụng điện, nước đúng cách và tiết kiệm
Việc sử dụng điện nước tiết kiệm trước tiên là tiết kiệm tiền cho gia đình.
Tắt bóng đèn khi không sử dụng đến
Không mở tủ lạnh thường xuyên
Tắt quạt, máy lạnh để tận dụng khí trời cũng là tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường.
Hãy cho con biết giá của một số điện và khi con sử dụng hoang phí như không tắt bóng đèn không sử dụng đến trong vòng một giờ con sẽ làm lãng phí bao nhiêu tiền của gia đình, nhân lên một tháng con số này quả không nhỏ với trẻ.
Cần cho con biết điện năng được sản xuất chủ yếu từ than đá, dầu mỏ và gas... là năng lượng quý giá của hành tinh và đang dần cạn kiệt, cứ 1 Kwh điện được phát ra tương đương với 0.7 - 1kg khi CO2 thải ra môi trường đây là nguyên nhân chính gây lên hiện tượng nóng dần lên của trái đất.
Hiện tương nóng dần lên gây ra các biển đổi khí hậu khi hạn hán, mất mùa, bão, lũ lụt và sóng thần...cha mẹ có thể lấy dẫn chứng về các hình ảnh của các thiên tai để giúp con hình dung rõ hơn sự nguy hại của việc tàn phá môi trường.
2.Phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định
Rác thải sinh hoạt là thứ sinh ra hàng ngày xung quanh con người, nếu con vứt rác không đúng nơi quy định không chỉ làm bẩn môi trường sống của gia đình mà còn là trường lớp, đường phố...Hãy kịch liệt phản đối và có hình phạt nhất định khi con vứt rác sai nơi suy định. Đây không chỉ là bảo vệ môi trường cha mẹ còn đang dạy con quy tắc ứng xử xã hội của những người văn minh.
Hãy cho con biết cách phân biệt các loại rác khác nhau:
Rác có thể đốt: rác nhà bếp
Rác không thể đốt: các chai nhựa PVC...
3.Giải thích cho con nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng của các loài động vật và hệ quả mang lại
Bài học này cha mẹ cần linh hoạt để dạy con, ví dụ: dưới 5 tuổi con biết về voi ma mút và rất yêu thích con vật này. Nhưng vì sao voi ma mút đã tuyệt chủng cha mẹ có thể lấy dẫn chứng với các loài động vật bị tuyệt chủng khác dưới tác động của con người như chặt phá rừng, tàn phá môi trường sống và săn bắn giết hại...
Khi con lớn hơn bắt đầu học về chuỗi sinh học cha mẹ có thể lý giải cặn kẽ việc mất đi 1 loài trong chuỗi thức ăn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các loài khác trong cùng chuỗi. Những bài học này rất thú vị và nhiều giá trị bởi đa phần trẻ em đều rất yêu thiên nhiên và thích các kiến thức về sinh học
4.Cho con tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, tái chế nguyên liệu, nhặt rác...
Cùng con lý giải tác dụng của việc trồng cây là như thế nào?
Cây xanh mang lại những giá trị gì cho con người.
Việc xả rác ảnh hường đến môi trường sống của con, còn làm ô nhiễm môi trường. Những bài học này rất thực tế và sát sườn như những lần đi qua bãi rác không đúng quy định tạo ra không khí ô nhiễm với mùi hôi, ruối muỗi, vi khuẩn... làm ô nhiễm môi trường nước.
5.Là tấm gương thực hiện những gì đã dạy con trong bảo vệ môi trường
Bài học giá trị nhất mà một đứa trẻ nhận được có lẽ là có người cha người mẹ là tấm gương sáng trong bảo vệ môi trường. Mỗi hành động của cha mẹ đã là khuôn mẫu để cho con học tập. Mỗi chúng ta cần ý thức việc bảo vệ môi trường từ đó mới mong tác động và lan tỏa đến thế hệ sau. Mọi sự giáo dục đều đem về con số 0 khi chính bạn không làm gương cho con trẻ.
LƯU Ý TRONG DẠY TRẺ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO TỪNG ĐỘ TUỔI
Đối với mỗi nhóm tuổi khác nhau thì bài học về bảo vệ môi trường cũng có nội dung và cách giảng dạy khác nhau. Cha mẹ có thể xem một vài ví dụ dạy con bảo vệ môi trường theo độ tuổi dưới đây:
1. Đối với lứa tuổi học cấp 1
Nước: Bên cạnh dạy con vệ sinh răng miệng, bạn cũng hãy nhắc bé tắt vòi nước khi đang chải răng hay kỳ cọ xà phòng.
Năng lượng: Hãy đề ra quy tắc phải tắt TV và máy tính trước khi ngủ.
Thức ăn: Cả gia đình có thể cùng nhau làm một khu vườn nho nhỏ xinh xinh với vài loại rau đơn giản. Hướng dẫn con từ khâu gieo hạt, chăm sóc, tưới tắn cho cây là một cách rất tốt để nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên ở bé. Bố mẹ cũng hãy cho con thấy hành động bảo vệ môi trường của mình như hạn chế dùng túi ni-lông chẳng hạn.
"Rác": Để giúp con nhận biết được thứ gì có thể tái chế được và thứ gì không (qua đó bạn cũng được củng cố lại kiến thức nữa!) bạn có thể cùng con chơi trò hỏi đáp ngắn như:
Hộp pizza dính nhiều dầu mỡ có tái chế được không?
Không, vì dầu mỡ ngăn cản quá trình tái sinh; tuy nhiên cái nắp hộp không dính dầu mỡ có thể xé ra và đem đi tái chế được.
Thế hộp giấy đựng sữa có tái chế được không?
Không, bởi vì lớp sáp bên trong hộp không tái chế được.
Thế nắp chai bằng kim loại (như nắp chai Coca hay Pepsi)?
2. Đối với lứa tuổi học cấp 2
Nước: Ở tuổi này bé đã có thể nhận trách nhiệm lớn lao như rửa rau, rửa bát. Liên quan đến những nhiệm vụ ấy, bạn có thể hướng dẫn con mình những điều đơn giản như: mở nước vừa đủ dùng, rửa trong chậu thay vì rửa trực tiếp dưới vòi, tiết kiệm nước bằng cách giữ lại nước rửa rau để tưới cây hay tráng cho trôi bớt dầu mỡ bám trên bát đĩa trước khi rửa.
Năng lượng: Hãy bảo đảm con không mở cửa tủ lạnh quá lâu hay đóng cửa tủ không chặt, làm hơi lạnh thoát ra ngoài và tốn điện. Và thay vì bật ngay máy sưởi hay máy điều hòa khi thấy lạnh hoặc nóng, bé có thể choàng thêm một cái khăn hay mở rộng cửa sổ.
Thức ăn: Bạn hãy dạy con quan tâm đến những lựa chọn tốt cho sức khỏe, để bé tham gia vào quá trình mua sắm và chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Trong lúc đó, giảng giải cho bé những điều cần biết về thực phẩm, cách chọn và sử dụng... Đây cũng là một kỹ năng mà con bạn nên dần được học.
"Rác": Dạy con tập tìm cách sửa đồ vật trước khi nghĩ đến chuyện mua mới. Ví dụ như nếu ba lô của bé bị rách hay cần thay dây kéo, hãy liên hệ với nhà sản xuất hoặc nơi bán xem có thể sửa được hay không, hoặc đem ra tiệm sửa. Hoặc bạn có thể bày con làm một quyển sổ tay xinh xinh (lại là hàng độc nữa chứ) từ những tờ giấy in một mặt và vỏ hộp ngũ cốc hay vỏ hộp bánh quy. Thậm chí một quyển sổ tay từ những quyển cataloge có in hình hai mặt cũng rất thú vị.
3. Đối với lứa tuổi học cấp 3 trở lên
Nước: Hãy khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động dọn sạch môi trường nơi bạn sinh sống (công viên, bãi biển, bờ sông, hay nguồn nước gần nhà.)
Năng lượng: Nhắc con tháo pin khỏi các thiết bị như MP3, máy ảnh... nếu lâu không dùng đến, tháo nguồn khi không sử dụng.
Thức ăn: Thỉnh thoảng có thể để con đảm đương việc mua sắm và chuẩn bị bữa ăn cho gia đình; trao đổi với con về các vấn đề dinh dưỡng, nên sử dụng thực phẩm thế nào là tốt nhất...
"Rác": Đến tuổi này con đã được làm quen dần với những thói quen thân thiện với môi trường. Bạn có thể dẫn bé đi tham quan thực tế, hay "tranh thủ" những chuyến du lịch lên rừng hay xuống biển để trao đổi với con về tầm quan trọng của việc tái chế và tái sử dụng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Ngày ban hành : 01/03/2024