1. Đừng nán lại lâu
Việc để con ở lại nhà trẻ/mẫu giáo có thể rất khó khăn, đặc biệt là nếu con bạn buồn khi phải chia tay bố mẹ.
Nhưng thay vì nán lại bịn rịn với con, Kayleigh Hollingsworth, hiệu trưởng trường mẫu giáo Moorwell Miracles ở Scunthorpe (Anh), đồng thời là một thành viên của Hiệp hội chuyên nghiệp chăm sóc trẻ những năm đầu đời khuyên bố mẹ rằng: "Cố gắng không quay trở lại hoặc nán lại. Để con cảm thấy ổn định hơn, tốt nhất khi bạn đưa trẻ đến nhà trẻ/mẫu giáo, hãy chào tạm biệt và rồi đi luôn. Thậm chí ngay cả khi bạn nghe thấy tiếng con khóc, thì việc bạn quay trở lại thực chất lại có thể làm con buồn hơn, bởi vì lúc đó bạn lại phải rời đi lần nữa."
2. Nhưng cũng đừng đi nếu chưa tạm biệt
Nếu con đang vui vẻ, bạn có thể sẽ muốn rời đi mà không nói tạm biệt con vì sợ làm vậy con sẽ khóc. Nhưng đó không phải là một ý hay.
Dù con không khóc thì bố mẹ cũng đừng quên tạm biệt con (Ảnh minh họa).
Kayleigh cho biết: "Bạn có thể cảm thấy như vậy sẽ dễ dàng hơn cho con nhưng thực chất nó lại khiến con buồn hơn. Mới phút trước mẹ vẫn ở đây, phút sau đã không thấy đâu nữa, điều đó có thể khiến nỗi buồn và lo lắng khi phải rời xa bố mẹ trở nên tồi tệ."
3. Đừng đi mà chưa kể với cô giáo tình hình của con ở nhà
Có thể là con không được khỏe cuối tuần qua, hay ngủ ít,… bất cứ thông tin nào mà bố mẹ có thể cung cấp cho cô giáo mỗi lần đưa con đến đều vô cùng hữu ích để giúp con ổn định và thích nghi tốt hơn.
Kayleigh nói: "Giao tiếp chính là chìa khóa. Sẽ rất hữu ích nếu mỗi lần bạn đưa con đi trẻ/mẫu giáo, bạn thông báo cho cô giáo về tình hình ăn, ngủ hay sức khỏe của con. Điều này sẽ giúp họ có sự chuẩn bị tốt hơn nếu có bất kì sự thay đổi nào và dễ dàng đưa con bạn vào nề nếp hơn."
4. Đừng để ai không biết nề nếp của trẻ đưa trẻ đi nhà trẻ/mẫu giáo
Duy trì nề nếp cố định khi đưa trẻ đi nhà trẻ/mẫu giáo là vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa).
Điều này không có nghĩa là cần cố định một người duy nhất đưa trẻ đi nhà trẻ/mẫu giáo, vì rất khó khi ai cũng đều rất bận rộn. Nhưng nó có nghĩa là dù người nào đưa trẻ đi thì cũng cần biết rõ và thực hiện đúng như nề nếp hàng ngày, đó là mấy giờ thì phải đưa trẻ đến trường, ở lại bao lâu, chào tạm biệt trẻ như thế nào, để áo và giày của trẻ ở đâu,… Sự cố định và nề nếp của việc đưa trẻ đi nhà trẻ/mẫu giáo là vô cùng quan trọng và hữu ích, nó giúp trẻ làm quen được nhanh hơn.
5. Đừng nóng vội khi con chưa quen
Rõ ràng là mỗi đứa trẻ có một khoảng thời gian để làm quen khác nhau. Có những đứa trẻ chỉ cần vài ngày là đã quen và hết khóc nhưng cũng có trẻ phải mất đến vài tuần mới quen được môi trường mới. Vì thế, nếu con bạn cứ khóc mãi và vẫn không quen thì cũng đừng nên nóng vội, hãy cho con thêm thời gian và đừng quên nói với cô giáo về điều đó.
6. Đừng lo nếu con không có bạn thân
Bố mẹ không cần quá lo lắng khi con vẫn chưa có bạn thân (Ảnh minh họa).
Bố mẹ nào cũng muốn con mình có thật nhiều bạn nhưng điều đó tùy thuộc vào độ tuổi. Và nếu con bạn không có bạn thân, đó cũng không phải điều đáng lo.
Kayleigh nói: "Trẻ con là những cá thể độc lập. Chúng vẫn chưa thực sự có đủ kĩ năng để chơi cùng với nhau. Phải đến 3 - 5 tuổi thì chúng mới sẵn sàng kết bạn."
7. Đừng cấm trẻ mang theo đồ vật mà con thích
Nếu trẻ có một đồ vật như một món đồ chơi yêu thích mà đi đâu con cũng mang theo, thì cho con mang đồ chơi đó đến nhà trẻ/mẫu giáo sẽ là một ý tưởng hay.
Kayleigh cho rằng những đồ vật như vậy sẽ giúp trẻ thoải mái hơn ở lớp: "Rất nhiều phụ huynh lo lắng rằng con mình sẽ dính với đồ vật đó cả ngày. Nhưng cô giáo sẽ có cách và dần dần trẻ sẽ không cần đến nó nữa."
8. Đừng đưa con đi nhà trẻ/mẫu giáo nếu con bị ốm
Dù bận công việc, bố mẹ cũng không nên đưa con đi học khi con ốm bởi khi ấy, con không những không thể tham gia được các hoạt động ở lớp mà còn có thể lây bệnh cho các bạn khác.
9. Đừng lo lắng nếu con kén ăn
Ăn cùng với các bạn sẽ khuyến khích trẻ ăn những thứ mà chúng không chịu ăn ở nhà (Ảnh minh họa).
Ở nhà con luôn khiến bạn lo lắng bởi kén ăn, vì thế cũng dễ hiểu khi bố mẹ sốt sắng lo rằng con sẽ không chịu ăn khi đi nhà trẻ/mẫu giáo. Nhưng trẻ thì bao giờ cũng có thể làm bố mẹ bất ngờ. Ở lớp, trẻ sẽ có thể ngoan ngoãn ngồi ăn rau trong khi ở nhà khóc thét kiên quyết từ chối vì nhìn bạn bè ăn sẽ khuyến khích trẻ làm theo. Vì thế, bố mẹ không cần phải quá lo lắng.
10. Đừng nóng vội khi đưa con về
Có thể bạn đang vội và muốn về nhà để chuẩn bị bữa tối hay làm việc khác hoặc đơn giản chỉ để nghỉ ngơi nhưng có thể cô giáo muốn thông báo cho bạn tình hình của con ở lớp và điều đó chắc chắn sẽ rất hữu ích. Hoặc khi con bạn muốn khoe một bức tranh con vẽ hoặc một hình đất nặn thì thay vì chỉ khen qua loa để về nhanh, hãy dành một chút thời gian ngắm nhìn và khen ngợi những nỗ lực của con. Kayleigh chia sẻ: "Đối với trẻ, bố mẹ là cả thế giới của chúng và có thể con đã nghĩ về bạn trong suốt quá trình vẽ ra bức tranh, chỉ chờ đến lúc để khoe với bạn. Nếu bạn không quan tâm con sẽ rất buồn và thất vọng, mất đi động lực để cố gắng."
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Ngày ban hành : 01/03/2024
Cháo mọc rau cải ngọt
Sữa Smart
Canh bầu nấu cá lóc
Thịt rim đậu hủ, cà chua
sữa chua
Bữa chiều:Miến gà rau cải dúng