Muốn tăng cường hệ miễn dịch cho con mùa COVID, cha mẹ cần bổ sung chất gì và cho trẻ ăn gì?

Thứ sáu - 09/10/2020 10:22
Trong lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc cần làm của cha mẹ dành cho bé yêu là nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ đẩy lùi bệnh tật. Chất gì sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Muốn tăng cường hệ miễn dịch cho con mùa COVID, cha mẹ cần bổ sung chất gì và cho trẻ ăn gì?


Ngoài việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ, kẽm được coi là vi chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Kẽm được coi là vi chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa

Theo BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1, mặc dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều căn bệnh nghiêm trọng liên quan tới sự thiếu hoặc thừa chất kẽm trong cơ thể con người, nhất là trẻ em.

Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.

Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn ở trẻ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có thể dự phòng thiếu kẽm bằng uống bổ sung kẽm. Tuy nhiên việc uống bổ sung kẽm không thể tùy tiện mà sẽ do cán bộ y tế chỉ định liều dự phòng thiếu kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm. Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày. Cụ thể:

• Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.

• Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.

Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai.

Hoặc có thể bổ sung kẽm thông qua những thực phẩm giàu kẽm:

Hàu

Lượng kẽm chứa trong hàu: 32 mg trong 6 con hàu sống. Bạn có thể nướng hàu hoặc nấu cháo hàu cho bé thay vì ăn tái để tránh ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn.

Hàu là thực phẩm chưá nhiều kẽm. Ảnh minh họa

Thịt bò

Lượng kẽm chứa trong thịt bò: 7 mg trong 93 g thịt bò. Có thể chế biến món bò hầm hoặc làm món thịt bò xào hành tây. Hạn chế cho trẻ ăn bò tái.

Cua

Lượng kẽm chứa trong cua: 4,7 mg trong 1 con cua biển xanh. Nên làm món cua hấp hoặc dùng thịt cua để nấu súp, mì gạo.

Tôm hùm

Lượng kẽm chứa trong tôm hùm: 3,4 mg trong 93 g tôm nấu chin. Nên cho trẻ ăn Tôm hùm hấp.

Sườn lợn

Lượng kẽm chứa trong sườn lợn: 2,9 mg trong 93 g sườn lợn đã nấu chin. Có nhiều cách chế biến sườn lợn như: nấu cháo sườn, canh sườn kết hợp với các loại rau củ quả,

Thịt gà

Lượng kẽm chứa trong thịt gà: 2,4 mg trong 93 g thịt nấu chin. Có nhiều cách chế biến món ăn từ thịt gà như: Gà luộc, cháo gà, súp gà..

Dấu hiệu lâm sàng thiếu kẽm

Một số biểu hiện của thiếu kẽm: biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…), chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp), tổn thương da và niêm mạc, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, giảm khả năng phát dục và khả năng sinh sản.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Cháo mọc rau cải ngọt
Sữa Smart

Bữa trưa:

Canh bầu nấu cá lóc
Thịt rim đậu hủ, cà chua

Bữa xế:

sữa chua

Bữa chiều:

Miến gà rau cải dúng

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay146
  • Tháng hiện tại21,711
  • Tổng lượt truy cập2,793,164
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây