1. Dạy trẻ cách nhận biết các chỉ dẫn thoát hiểm
Dạy trẻ cách nhận biết các chỉ dẫn thoát hiểm là một trong các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà cha mẹ cần chỉ bảo từ sớm. Trước đó để đề phòng phụ huynh nên dạy con cách ghi nhớ, đọc hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. Đồng thời giúp trẻ nhận biết, ghi nhớ các vị trí thường đặt các chỉ dẫn đó ở nơi chúng ta thường xuyên lui tới.
Trong trường hợp đang ở chung cư, trung tâm thương mại, nhà cao tầng… hãy hướng dẫn con di chuyển từ vị trí đứng đến cầu thang bộ gần nhất. Trẻ cũng cần biết vị trí thường đặt chuông báo cháy, để nhấn chuông kịp thời báo cho mọi người xung quanh khi phát hiện đám cháy.
2. Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy tránh hít phải khói độc
Trong hỏa hoạn khói độc nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng vì vậy chúng ta cần dạy trẻ cách tránh hít phải khói này. Các bé cần giữ hơi thở khỏe mạnh và thể lực để có thể thoát ra khỏi đám cháy. Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non tránh hít phải khói độc là dạy trẻ cách dùng khăn ướt bịt mũi và miệng. Trẻ cần được lưu ý sẽ rất nguy hiểm nếu khói độc đi vào cơ thể sẽ khiến con bị ngạt, khó thở, mất sức và khó thoát thân.
Các bước chống ngạt khói chuẩn cần dạy cho trẻ như sau:
- Xác định nơi phát sinh ra khói: Nếu xác định nguồn khói ở cùng hoặc trên vị trí đang đứng trẻ cần nhanh chóng di chuyển xuống dưới. Nếu khói ở tầng dưới nhưng vị trí đứng ở tầng thấp trẻ cần nhanh chóng di chuyển xuống dưới. Nếu khói ở tầng dưới nhưng vị trí đứng ở tầng cao thì trẻ cần nhanh chóng di chuyển lên trên. Lưu ý trẻ không được ở trong vùng khói quá lâu sẽ mệt mỏi, khó thở bị ngạt và không thể thoát được ra ngoài.
- Xác định hướng gió: Hướng gió có ảnh hưởng lớn đến chiều khói di chuyển, xác định hướng gió để chọn góc tránh hợp lý, tránh bị lửa tạt, sốc khói…
- Di chuyển ra khỏi vùng khói, lửa: Cần dạy trẻ khi di chuyển phải cúi thấp người hơn tầng khói, để vẫn có đủ không khí thở. Thậm chí nếu khói dày đặc cần phải cúi người bò trên mặt đất, mặt sàn hoặc lăn người để tăng tốc độ khi cần thiết. Làm ướt mình, dùng khăn ướt che miệng và mũi khi di chuyển để tránh bị bắt lửa và khó thở.
3. Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nên chặn khói vào phòng
Theo thống kê, khói là nguyên nhân dẫn đến thương vong nhiều nhất trong hỏa hoạn và khiến nhiều người kể cả người lớn và trẻ nhỏ không thể thoát hiểm kịp thời. Vì vậy cha mẹ hãy dạy con, nếu trong trường hợp cháy lớn không thể thoát ra ngoài trẻ cần quay trở lại phòng. Sau đó dùng các loại khăn ướt, quần áo ướt chặn kín các khe lửa để ngăn chặn khói lan vào phòng.
Khi ở trong phòng con dùng khăn ướt để che mũi và miệng tránh bị ngạt khói và chờ người đến cứu. Đứng gần cửa sổ hoặc bạn không để phát ra tín hiệu cầu cứu để nhân viên cứu hộ dễ quan sát.
4. Dạy trẻ biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ
Hãy nhắc nhở trẻ khi thấy mùi khét, khói đen, tia lửa… cần nhanh chóng thông báo và tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh nhất là với trẻ mầm non. Việc để lâu có thể dẫn đến tình trạng cháy lớn sẽ khó thoát hiểm và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu biết sử dụng điện thoại trẻ cần tìm cách gọi điện đến số 114 của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu hỏa để thông báo về đám cháy. Dạy trẻ nếu ở nơi công cộng thì việc tìm chuông báo động để báo cháy là 1 trong những cách thông báo nhanh chóng và hiệu quả.