Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3

Thứ tư - 03/01/2018 11:47
Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở lên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ . Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”
Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3
Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3 
Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở lên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ . Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bên cạnh là một thiên thần yêu quý của bạn, hành vi của bé đôi lúc cũng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Vậy chúng ta nên hiểu bé như thế nào, và lựa chọn cách giáo dục nào thích hợp?
1. Đặc điểm tâm lý của một đứa trẻ lên ba
- Sự hình thành cái “tôi” của bé’: Tuổi lên ba là tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen. Cái “tôi” của bé rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba.
- Bé quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh: Nếu quan sát bé yêu bạn sẽ thấy bé có ý thức và nhạy cảm hơn với thế giới bé sống, bé đã sẵn sàng đáp lại tương tác của mọi người, biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi với người khác. Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Bé chú ý hơn đến vật dụng gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm chú hơn với những vật phát sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người lớn cũng rơi vào tầm ngắm của bé. Nếu bé trở nên thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau hoặc thích chơi bóng như ném hoặc đá bóng, sau đó lại nhặt lên thì bạn đừng lấy làm phiền lòng bởi bé đang khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của bé.
 


 
- Bé đã biết cách thể hiện cảm xúc của mình: Ở tuổi lên ba, bé cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Bé tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cá tính của từng bé, có bé còn chủ động làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án. Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai, bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người bạn thân mến của bé.
- Có thể xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”: Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Bạn cũng cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là “đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể.

 
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để chia sẻ những khó khăn về tâm lý của bé yêu trong giai đoạn này
2. Dạy con ở tuổi lên ba
Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia là hãy chọn cho bạn các chiến thuật để “ứng phó” với hành vi cũng như tâm lý của bé yêu ở tuổi lên ba. Sự ưu tiên sẽ được dành cho vấn đề an toàn, bé rất hiếu động và tò mò mọi thứ nên cần chú ý đến bé trong các việc như leo trèo hay đi gần các bếp lò. Giám sát trẻ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các chấn thương, vì bé chưa thể lường trước được hậu quả từ các hành động của mình. Ở tuổi lên ba, việc vận động của bé là cả một sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, và đừng bao giờ rời đôi mắt khỏi bé yêu của bạn, bất kể lúc nào và thời gian nào trong ngày.
Thứ hai là bạn hãy chia sẻ cảm xúc với bé yêu của bạn. Với bé, giai đoạn này thực sự là một giai đoạn khó khăn, bé cần nhận được sự quan tâm yêu thương của bạn hơn bao giờ hết. Nếu một ngày bé không chịu để bạn tắm cho bé, thì cách tốt nhất là là khi cho con đi tắm, mẹ cho con chọn tắm luôn hay mẹ đếm đến 10 rồi vào tắm; tắm trong chậu hay tắm vòi hoa sen. Con cũng có thể chọn mang theo chút chít hay mút xốp vào chơi nước khi tắm; con được chọn tắm sữa tắm người lớn hay sữa tắm của mình; con được chọn mẹ xoa sữa tắm hay cả hai mẹ con cùng làm.
 

Hãy tôn trọng "cái tôi"của con bằng cách hỏi con và cho con được lựa chọn trong chừng mực có thể. Với các bé nhút nhát, đó có thể là cá tính của con. Khi con tự tin hơn với môi trường xung quanh con sẽ biểu diễn những khả năng của mình. Nhưng nếu mọi người làm bé sợ, bé không thấy tin tưởng, an toàn bé sẽ không bao giờ thể hiện. Thế nên, bạn cần phải để tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé bạn nhé. Bé lên 3, bé đi mẫu giáo, mẹ nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi thầy cô và cách nói chuyện với người lớn. Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm việc nhà, bạn hãy cùng cho bé tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và sự độc lập trong cuộc sống.
Thứ ba là bạn hãy dạy bé tự bảo vệ bản thân: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bé phải đi cấp cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn nhầm xà phòng, hoặc ngã vào nồi canh bị bỏng… Để tránh những tai nạn đáng tiếc này, khi bé chơi đồ chơi, cha mẹ có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra như: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồ chơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy nồi canh bốc hơi nghi ngút, hay phích nước nóng, con không được chơi ở gần đó”. Hoặc khi chở bé đi trên đường, mẹ dặn bé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con mới được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những nguy hiểm xung quanh mình.
Đặc điểm tâm lý tuổi lên 3 
Bé của bạn đột nhiên bướng khi lên ba tuổi ư? bé lém lỉnh hơn, nhưng cũng trở lên vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc vô lễ . Nghĩ đến tâm lý tuổi lên ba, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bên cạnh là một thiên thần yêu quý của bạn, hành vi của bé đôi lúc cũng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Vậy chúng ta nên hiểu bé như thế nào, và lựa chọn cách giáo dục nào thích hợp?
1. Đặc điểm tâm lý của một đứa trẻ lên ba
- Sự hình thành cái “tôi” của bé’: Tuổi lên ba là tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này, bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen. Cái “tôi” của bé rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba.
- Bé quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh: Nếu quan sát bé yêu bạn sẽ thấy bé có ý thức và nhạy cảm hơn với thế giới bé sống, bé đã sẵn sàng đáp lại tương tác của mọi người, biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi với người khác. Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Bé chú ý hơn đến vật dụng gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm chú hơn với những vật phát sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người lớn cũng rơi vào tầm ngắm của bé. Nếu bé trở nên thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức khác nhau hoặc thích chơi bóng như ném hoặc đá bóng, sau đó lại nhặt lên thì bạn đừng lấy làm phiền lòng bởi bé đang khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của bé.
 

 
- Bé đã biết cách thể hiện cảm xúc của mình: Ở tuổi lên ba, bé cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Bé tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào cá tính của từng bé, có bé còn chủ động làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án. Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình (thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tai, tương lai, bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người bạn thân mến của bé.
- Có thể xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”: Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Bạn cũng cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là “đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể.

 
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không được thỏa mãn. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để chia sẻ những khó khăn về tâm lý của bé yêu trong giai đoạn này
2. Dạy con ở tuổi lên ba
Lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia là hãy chọn cho bạn các chiến thuật để “ứng phó” với hành vi cũng như tâm lý của bé yêu ở tuổi lên ba. Sự ưu tiên sẽ được dành cho vấn đề an toàn, bé rất hiếu động và tò mò mọi thứ nên cần chú ý đến bé trong các việc như leo trèo hay đi gần các bếp lò. Giám sát trẻ là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các chấn thương, vì bé chưa thể lường trước được hậu quả từ các hành động của mình. Ở tuổi lên ba, việc vận động của bé là cả một sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, và đừng bao giờ rời đôi mắt khỏi bé yêu của bạn, bất kể lúc nào và thời gian nào trong ngày.
Thứ hai là bạn hãy chia sẻ cảm xúc với bé yêu của bạn. Với bé, giai đoạn này thực sự là một giai đoạn khó khăn, bé cần nhận được sự quan tâm yêu thương của bạn hơn bao giờ hết. Nếu một ngày bé không chịu để bạn tắm cho bé, thì cách tốt nhất là là khi cho con đi tắm, mẹ cho con chọn tắm luôn hay mẹ đếm đến 10 rồi vào tắm; tắm trong chậu hay tắm vòi hoa sen. Con cũng có thể chọn mang theo chút chít hay mút xốp vào chơi nước khi tắm; con được chọn tắm sữa tắm người lớn hay sữa tắm của mình; con được chọn mẹ xoa sữa tắm hay cả hai mẹ con cùng làm.
 

Hãy tôn trọng "cái tôi"của con bằng cách hỏi con và cho con được lựa chọn trong chừng mực có thể. Với các bé nhút nhát, đó có thể là cá tính của con. Khi con tự tin hơn với môi trường xung quanh con sẽ biểu diễn những khả năng của mình. Nhưng nếu mọi người làm bé sợ, bé không thấy tin tưởng, an toàn bé sẽ không bao giờ thể hiện. Thế nên, bạn cần phải để tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé bạn nhé. Bé lên 3, bé đi mẫu giáo, mẹ nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi thầy cô và cách nói chuyện với người lớn. Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm việc nhà, bạn hãy cùng cho bé tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và sự độc lập trong cuộc sống.
Thứ ba là bạn hãy dạy bé tự bảo vệ bản thân: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp bé phải đi cấp cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn nhầm xà phòng, hoặc ngã vào nồi canh bị bỏng… Để tránh những tai nạn đáng tiếc này, khi bé chơi đồ chơi, cha mẹ có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra như: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồ chơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy nồi canh bốc hơi nghi ngút, hay phích nước nóng, con không được chơi ở gần đó”. Hoặc khi chở bé đi trên đường, mẹ dặn bé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con mới được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những nguy hiểm xung quanh mình.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay278
  • Tháng hiện tại23,295
  • Tổng lượt truy cập2,765,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây