"Thùng thình, thùng thình, trống rộn ràng ngoài đình, Có con sư tử vui múa quanh, vòng quanh..."
Từ nhỏ, mỗi dịp trăng rằm hay khi mùa Xuân đến...ai ai cũng đã quen thuộc với những ca từ, giai điệu đầy hình tượng và âm thanh tươi vui ấy từ bọn trẻ…
...Cũng có lẽ vì vậy, mà đến mỗi dịp đầu năm mới, khi Trường Mầm non Tuổi Ngọc tổ chức cho các cháu vui Hội múa lân, múa rồng vui nhộn..
Tập tục "múa lân" có từ lâu đời, xưa kia trong mắt trẻ thơ và thường chỉ là hình tượng con lân và ông địa có cái bụng to và cái gương mặt cười nắc nẻ...
Ngày nay, "múa lân" chỉ là cách gọi quen thuộc xưa, vì ngày càng có nhiều đội, hội, đoàn "lân, sư, rồng" to, nhỏ khắp nơi và đã trở thành một môn nghệ thuật được nhiều người yêu mến, đặc biệt là các em nhỏ.
"Múa lân" ngày nay, gắn liền với ba linh vật gồm lân, sư, rồng với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng...
Song, vẫn không thể thiếu hình tượng ông địa. Ông địa là nhân vật thường xuyên xuất hiện bên cạnh đoàn lân đại diện cho tình cảm giữa con người và linh vật. Ngoài ra, hình ảnh ông Địa luôn phe phẩy quạt, mỉm cười sát cách bên đoàn lân xuất phát từ truyền thuyết rằng ông Địa (hiện thân của Đức Di Lặc) là người thuần phục linh vật. Sau này, mỗi năm Tết đến, ông Địa lại cùng lân đi ban phước lành đến cho mọi người.
Trong "múa lân" ngày nay còn có "múa rồng".
Tục múa rồng xuất phát từ nhiều truyền thuyết dân gian, nhưng hình tượng rồng trong dân tộc Việt không chỉ thể hiện sức mạnh, uy vũ và sự cầu mong "mưa thuận, gió hoà", giúp cho bà con một năm mùa màng bội thu, êm ấm...
Đất Thủ - Bình Dương, tuy không nhiều lễ hội như những nơi khác, nhưng có nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội chùa ông Bổn, lễ hội Kỳ Yên tại các đình thần, lễ hội đua thuyền rồng truyền thống... nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội chùa Bà hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” mà người dân thường gọi là Chùa Bà, một cơ sở tín ngưỡng dân gian quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một, Bình Dương.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG