Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con

Thứ ba - 04/12/2018 12:27
Có một thực tế là nhiều bé tuy đã 5 tuổi nhưng cha mẹ vẫn phải xúc cơm cho ăn mỗi bữa. Đó là điều hoàn toàn không nên.
Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con
Hãy để con tự trưởng thành

Với cuộc sống năng động thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng sống là điều rất quan trọng như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học, kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy.


 

Một buổi học kỹ năng sống của bé. (Ảnh: Minh Tuyết)


Theo cô Trần Thùy Trang (giáo viên một trường nầm non quốc tế) thì hiện tại theo thời khóa biểu của trường các buổi học chính khóa các bé sẽ được học những kỹ năng sống để tự lập hơn. Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng dắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn). Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con với mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc - tiết kiệm.

Hãy làm gương cho trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng nui quý trọng đồ vật trong nhà. Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu, nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích

Ngoài ra bạn phải dạy con cách tự bảo vệ bản thân trước mọi trường hợp. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. 

Nhớ các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể học ngay sau khi có thể nhận biết các con số. Nhiều khi bố mẹ cùng thảo luận với trẻ về những bài báo phản ánh việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành, cảnh giác với các tình huống khác thường. 

Không cứ người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao, khi có vấn đề gì hãy gọi điện cho cha mẹ để thông báo. Vì bạn không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ ở bên con khi xảy ra bất trắc. Do vậy, kỹ năng tự vệ và tự nhận thức vấn đề rất cần cho trẻ.

Khi trẻ lên 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và 
dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này. Ở lứa tuổi này nhiều trẻ giữ đồ chơi không cho ai chơi cùng, chính vì thế bố mẹ cần khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng cho bạn chơi đồ chơi cũng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.


 


Với cuộc sống hiện đại mỗi gia đình chỉ có 1- 2 con nên gia đình nào cũng nuông chiều các bé mà không tập cho con phải có trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề nếu mình sai. Mặc dù không dễ nhưng hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp đồ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn, tự xúc cơm ăn. Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Đó là một điều không nên chút nào vì ở độ tuổi này, bé  đã có thể tự mình xúc cơm một cách điêu luyện không chỉ bằng thìa mà bằng đũa. Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này.  
Ngoài việc ăn uống, ở độ tuổi các con có thể tự chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân… Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì và đặt niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
Kỹ năng sống với trẻ không bao giờ là thừa
Theo chuyên gia tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tư vấn trẻ em, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà ra tay làm giúp cho gọn. Hoặc nhiều bậc cha mẹ cũng không bắt buộc được con mình phải chịu những hình phạt khi không làm tròn trách nhiệm.Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác. Vì thế, hãy mạnh dạn để trẻ tự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải theo sau để dọn dẹp đi nữa. 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành : 31/01/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Gà nấu thơm (cà chua, cà rốt)-Bún
Sữa Smart

Bữa trưa:

Mồng tơi nấu nghêu
Tôm Xốt thủy tinh

Bữa xế:

Nước tắc

Bữa chiều:

Súp đậu hủ, thịt bằm

Thăm dò ý kiến

Bạn nhận thấy Trường Mầm non Tuổi Ngọc chăm sóc và giáo dục trẻ như thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay816
  • Tháng hiện tại22,132
  • Tổng lượt truy cập2,528,132
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây