Các cách phát triển trò chơi vui nhộn cho những bé hay bám mẹ

Thứ bảy - 03/02/2018 20:14
Nếu con bạn chỉ thích "dính" lấy bạn và đôi khi nhút nhát, chúng tôi có một số trò chơi sẽ giúp "lôi" bé ra khỏi "vỏ ốc" của mình và biến thời gian chơi trở nên thực sự thú vị
tải xuống (2)
tải xuống (2)

Chúng tôi nói "nhóc tì bám mẹ" nghĩa là gì?

Đôi khi bé chỉ muốn "dính" bạn, chẳng chịu rời nửa bước. Nó giống như bạn đã mọc thêm một cái chân nữa vậy. Những đứa trẻ thuộc dạng này chỉ thực sự thích được ở nhà với mẹ hoặc cha. Đó là khi chúng thấy thoải mái và hạnh phúc nhất để chơi. Mặc dù trẻ có thể e ngại khi xung quanh có người lạ, chún thực sự có thể tự làm thảo mãn bản thân và sẽ hạnh phúc tự chơi trò chơi của riêng của chúng. Đó là một phẩm chất tuyệt vời, nhưng chắc hẳn bạn muốn giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và hòa đồng hơn phải không? Một cách để làm điều này là để cho bé tham gia vào các hoạt động lộn xộn, bày bừa mà bé có thể "buông" bản thân mình ra một chút.

Các bé bám mẹ hòa nhập vào giờ chơi thế nào?

Các nhóc hay bám mẹ sẽ có những tình bạn cực kì khăng khít, nhưng chúng cũng rất kén bạn. Bé có thể không mấy hào hứng với các hoạt động tập thể, nhưng bé rất chân thành và hay quan tâm tới những người bạn đặc biệt. Và điều đáng lưu tâm là có rất nhiều các hoạt động và trò chơi dựa trên tình bạn này sẽ giúp bé phát triển tính độc lập và tự tin.  
 

Các hoạt động giúp trẻ phát triển sự tự tin và trò chơi dành cho những bé nhút nhát hay bám mẹ

Giờ chơi với bạn

Hãy giúp con hoà nhập và vui chơi với bạn bè bằng cách mời bạn bè ở lớp hoặc các gia đình gần gũi đến nhà chơi (một số trò chơi gợi ý dưới đây để giúp người chơi thấy thời gian trôi nhanh trong nháy mắt). Sau khi con đã tự tin hơn, hãy gợi ý bé đến chơi nhà bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình. Thời gian chơi mà không có bố mẹ thực sự sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập hơn. Để thực hiện điều này dễ dàng hơn, đầu tiên hãy nói chuyện với trẻ và cho con biết bạn vẫn ở gần đó nếu cần thiết.

Trò chơi: "Xây nơi trú ẩn hoặc một ngôi nhà nhỏ"

Bé có thể chơi trò này trong nhà hoặc ngoài trời cùng các bạn. You can do this indoors or out with friends. Cung cấp cho bọn trẻ một số vật liệu đơn giản và yêu cầu chúng làm việc cùng nhau để xây dựng một nơi trú ẩn hoặc một ngôi nhà nhỏ. Bọn trẻ có thể sẽ gây bừa bộn một chút trong lúc làm và vẽ một số bức tranh để trang trí cho nơi trú ẩn sau khi hoàn thành. Quá trình tham gia trò chơi này sẽ giúp trẻ học kĩ năng mềm như cảm giác làm việc theo nhóm, ngoài ra sẽ tạo cho con tính độc lập và tự tin rằng mình có khả năng làm mọi việc.

Trò chơi: “Hãy giả vờ”

Những trò chơi đóng vai luôn cực kỳ vui, bởi đây là cách hay để đóng giả những vai hoàn toàn khác và dành cho trẻ không gian tự khám phá ý tưởng một cách “an toàn”. Lần tới bạn có thể bảo con rủ bạn về nhà chơi và để chúng đóng các vai khác nhau. Hãy tìm cho các bé những bộ quần áo vui nhộn hợp với trang phục của vai diễn để chúng có thể hòa mình vào thế giới của nhân vật theo trí tưởng tượng của riêng chúng. Điều này sẽ giúp bé phát triển kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức nhóm, đây cũng là cách tốt để trẻ tự do khám phá các cảm xúc của mình.

Công việc cho các bé trai và bé gái

Bạn có thể giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều bằng cách hãy tin tưởng và giao trách nhiệm cho bé. Hãy cùng bé vẽ một biểu đồ các việc vặt trong nhà gồm những công việc đơn giản như lau bàn trước bữa ăn hoặc giúp đỡ anh chị em hay thành viên khác trong gia đình. Bé sẽ nhận thấy mình thật quan trọng và đáng tin cậy như thế nào trong gia đình. Và đừng quên tặng bé một phần thưởng nhỏ để động viên, khen thưởng cho những việc tốt mà bé đã làm, chắc chắn bé sẽ rất vui đấy!.

Trò chơi: "Làm một mô hình thế giới"

Trò chơi này rất vui nhộn với lũ trẻ. Sử dụng một miếng nhựa có kích thước trung bình hoặc hộp cát-tông để làm quả địa cầu, khuyến khích trẻ dựng một khung cảnh chúng đang chơi với các nhân vật đồ chơi và động vật. Trẻ có thể muốn thêm đất, đá nhỏ hoặc sỏi và thậm chí là xây cả một ao nhỏ trên mô hình của mình! Hãy để trẻ tự do với trí tưởng tượng của bé. Sẽ không có vấn đề gì lớn nếu bé làm căn nhà bừa bộn một chút - trên thực tế đây lại là việc tốt cho các bé hay bám mẹ. Nếu “nhóc tì bám mẹ"của bạn làm dây sơn nước lên trên áo thun cốt-tông sau khi trang trí các sản phẩm mới của chúng, bạn đừng bận tâm quá nhiều, chỉ cần gột các vết bẩn bằng nước lạnh trong khi nó vẫn còn ướt. Bạn chỉ cần giặt bằng OMO để loại bỏ được các vết sơn này.
Tuy vậy, bạn vẫn cần kiểm tra phần hướng dẫn giặt tẩy trên nhãn quần áo để xem nếu có chỉ dẫn đặc biệt. Bạn sử dụng thời gian chơi như thế nào để giúp “nhóc tì bám mẹ” của mình trở nên tự tin? Hãy chia sẻ lời khuyên và những câu chuyện với chúng tôi ở mục dưới đây trong ô bình luận nhé! Chúng tôi luôn lắng nghe câu chuyện của bạn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành : 31/01/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Gà nấu thơm (cà chua, cà rốt)-Bún
Sữa Smart

Bữa trưa:

Mồng tơi nấu nghêu
Tôm Xốt thủy tinh

Bữa xế:

Nước tắc

Bữa chiều:

Súp đậu hủ, thịt bằm

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay607
  • Tháng hiện tại21,923
  • Tổng lượt truy cập2,527,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây