4 cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Thứ ba - 06/11/2018 19:33
Trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ là dấu hiệu cho thấy trí năng của trẻ cũng đang phát triển hoàn thiện. Do vậy, khi thấy trẻ có những bất ổn về ngôn ngữ ba mẹ không nên chủ quan
Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường là: Thính giác trẻ có vấn đề, trẻ có dị tật ở các cơ quan phát âm, bị tổn thương ở não, trí lực chậm phát triển, có hội chứng tự kỷ, có thể gặp tình trạng bại não…
Bị dị tật ở cơ quan phát âm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
Điểm mặt triệu chứng
Nhìn chung, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ:
- Trẻ bị tật nói lắp.
- Trẻ nói ngọng.
- Trẻ nói câu không hoàn thiện, thiếu, sót từ…
- Trẻ tỏ ra không lắng nghe khi ba mẹ, ông bà, anh chị em… nói chuyện với mình.
- Trẻ không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe và không hiểu những câu nói phức tạp.
- Trẻ chậm tiếp thu những lời nói của bố mẹ và gần như không làm theo.
Phụ huynh nên làm gì nếu trẻ rối loạn ngôn ngữ?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bé có thể nắm bắt được ít nhất 50-200 từ vựng ở độ tuổi từ 2-3, giai đoạn này bạn sẽ thấy bé bặp bẹ nói những cụm từ ngắn và dễ hiểu. Khi bé từ 3 -4 tuổi trở đi, bé có thể bắt đầu tích lũy thêm nhiều từ vựng và nói những cụm từ phức tạp, đầy đủ và có ý nghĩa hơn, thậm chí bé đã biết đặt câu hỏi, trả lời và nói câu đầy đủ chủ vị, biết kiềm chế giọng nói, cường độ âm thanh và rất hay hỏi tại sao.
Để khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ.
Vì vậy, nếu cha mẹ thấy bé đang ở những độ tuổi trên mà không nói tốt hoặc phản xạ nhanh thì cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán càng nhanh càng tốt.
4 cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Để hạn chế nguy cơ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý các nguyên tắc sau:
1. Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ
Nếu bé không khỏe mạnh, không được yêu thương, thì chắc chắn khả năng nói của bé sẽ không thể tốt như những đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy, cha mẹ cần phải đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất như chế độ dinh dưỡng hàng ngày chẳng hạn để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, cha mẹ cần tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để bé có cơ hội ghi nhớ từ vựng và phát triển ngôn ngữ trong 4 năm đầu đời.
2. Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình
Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị,… chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy xây dựng gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc, tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để bé có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình và phát triển toàn diện hơn.
Gia đình hạnh phúc sẽ khiến khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển hoàn thiện hơn.
3. Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi
Bé nói nhiều, nói ít, nói chậm hay nói nhanh phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của bé. Nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé được thể tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất.
4. Ngôn ngữ được phát triển tốt nhất khi trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc
Nếu bé được nuôi dưỡng trong môi trường ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển hơn so với những trẻ không được sống trong môi trường sống thuận lợi.
Cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé với những ngôn ngữ dễ gọi có vần “a” và gọi tên các đồ vật, sự vật xung quanh để bé tiếp thu ngôn ngữ đa dạng, phong phú hơn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành : 31/01/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Gà nấu thơm (cà chua, cà rốt)-Bún
Sữa Smart

Bữa trưa:

Mồng tơi nấu nghêu
Tôm Xốt thủy tinh

Bữa xế:

Nước tắc

Bữa chiều:

Súp đậu hủ, thịt bằm

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay992
  • Tháng hiện tại31,064
  • Tổng lượt truy cập2,537,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây